Hệ thống hạn ngạch việc làm cho người khuyết tật ở Hà Nội

Lượt xem:


Để thống kê chi tiết về số lao động khuyết tật được tuyển dụng, chính phủ Nhật Bản giám sát hoạt động nhân sự của từng doanh nghiệp.

Định kỳ hàng năm, chủ sử dụng lao động phải nộp một “báo cáo về tình hình việc làm của người khuyết tật cơ thể và trí tuệ” tới Văn phòng An ninh Việc Làm Chính phủ (Public Employment Security Office – PESO). Bên cạnh đó, Luật Thúc đẩy Việc làm cũng quy định chế độ thuế. Hệ thống thuế cho tuyển dụng lao động khuyết tật nhằm mục đích cải thiện tình hình việc làm cho người khuyết tật thông qua “thu các khoản thuế từ những công ty không đạt hạn ngạch lao động khuyết tật. Các công ty sử dụng 300 lao động trở xuống được miễn khoản thuế trên” (Japan Organization for Employment of the Elderly, Persons with Disabilities and Job Seekers – JEED – Hiệp hội Việc làm cho người cao tuổi, người khuyết tật và người tìm kiếm việc làm, 2005).

Tuy nhiên, năm 2009, chính phủ Nhật Bản đã sửa đổi luật này và cố gắng tăng cường việc làm cho người khuyết tật trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SEMs). Từ tháng 7 năm 2010, các doan nghiệp sử dụng từ 200 lao động trở xuống được miễn khoản thuế liên quan tới bắt buộc sử dụng lao động khuyết tật.  Các doanh nghiệp sử dụng từ 100 lao động trở xuống cũng được miễn thuế trên từ tháng 4 năm 2015.

JEED  cho rằng, khoản thuế trên không phải là “tiền phạt”, mà nên coi nó là một “chi phí hoặc tổn thất cho nghĩa vụ thuế”. Quan trọng hơn, điều cần lưu ý là: các chủ doanh nghiệp không được miễn nghĩa vụ thuê lao động khuyết tật, vẫn phải thuê lao động ngay cả khi công ty trả khoản thuế trên (JEED, 2005).

Khoản thuế trên hàng tháng là 50.000 yên/người. Tổng số khoản thuế hàng tháng sẽ được tính toán theo công thức sau:

Tổng khoản thuế

 

=

Số lượng lao động khuyết tật bắt buộc phải thuê

 

Số lao động thường xuyên bị khuyết tật cơ thể hoặc trí tuệ

x

50.000 yên

 

Ví dụ, nếu công ty sử dụng 1.000 lao động nhưng chỉ thuê 15 lao động khuyết tật trong một tháng nhất định, thấp hơn mức hạn ngạch là 18 lao động khuyết tật. Do vậy, công ty sẽ phải thuê thêm 3 lao động khuyết tật. Khoản thuế công ty phải trả được tính như sau:
[(1000 × 0,018) - (15)] × ¥ 50.000 = 3 × ¥ 50.000 = ¥ 150.000
Nếu công ty này chỉ thuê 15 lao động khuyết tật trong cả năm, khoản thuế hàng năm của công ty là:

¥ 150.000 × 12 = ¥ 1. 800.000

Điều này có nghĩa rằng, công ty phải trả 1.800.000 yên mỗi năm như là khoản thuế nộp cho chính phủ. Bởi công ty chỉ sử dụng 15 lao động khuyết tật, thay vì phải sử dụng 18 lao động khuyết tật.

Vào năm 2008, chính phủ Nhật Bản lại một lần nữa sửa đổi công thức tính toán thế trên. Theo điều luật được sửa đổi, lao động bán thời gian, làm việc từ 20-29 tiếng mỗi tuần được tính là 0,5 (lao động toàn thời gian). Ví dụ, một công ty tuyển 8 lao động bán thời gian tương đương 4 lao động toàn thời gian.

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW), hệ thống hạn ngạch của Nhật Bản thể hiện tính hiệu quả vì khuyến khích chủ sử dụng lao động cung cấp cơ hội việc làm cho người khuyết tật. Tính đến năm 2010, tổng số lao động khuyết tật được tuyển dụng trong khu vực tư nhân là 342.973 người.

 

Bảng 1. Tình hình việc làm của người khuyết tật tại

doanh nghiệp tư nhân theo quy mô lao động (năm 2010)

 

A: Số lao động

 

B: Số công ty

C: Tổng số lao động (Lao động khuyết tật + Lao động không khuyết tật)

D: Số lao động khuyết tật

E: Tỷ lệ việc làm của người khuyết tật (%)

E=D/C

56-99

27.297

2.011.508

28.500

1,42

100-299

31.696

4.769.943

67.761

1,42

300-499

5.951

2.047.775

32.900

1,61

500-999

4.050

2.536.554

43.242

1,70

Trên 1.000

4.050

2.536.554

170.560

1,90

Tổng số

71.830

20.358.456

342.973

1,68

Nguồn: MHLW (2011)

Bảng 1 cho thấy, các doanh nghiệp lớn hơn có tỷ lệ thuê lao động khuyết tật cao hơn. Do vậy, các công ty sử dụng trên 1.000 lao động có tỷ lệ việc làm cho người khuyết tật cao nhất, đạt 1,9%. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn, sử dụng từ 56-99 và 100-299 lao động, có tỷ lệ việc làm cho người khuyết tật thấp nhất, đạt 1,42%.

Bảng 2. Tình hình việc làm của lao động khuyết tật trong khu vực tư nhân theo ngành công nghiệp (năm 2010)

A: Loại hình công nghiệp

B: Số công ty

C: Tổng số lao động (Lao động khuyết tật + Lao động không khuyết tật)

D: Số lao động khuyết tật

E: Tỷ lệ việc làm của người khuyết tật (%)

E=D/C

Khu vực 1

180

23.457

405

1,73

Khu vực 2

22.540

6.915.119

122.167

1,77

Khu vực 3

49.110

12.417.880

220.401

1,64

Tổng

71.830

20.356.880

242.973

1,68

Nguồn: MHLW (2011)

Bảng 2 cho thấy, hệ thống hạn ngạch luôn được thực hiện trong các công ty sản xuất như ngành công nghiệp sản xuất (khu vực 2) có tỷ lệ việc làm cho người khuyết tật cao nhất (1,77%). Khu vực 1 có tỷ lệ việc làm cho người người khuyết tật ở mức trung bình, đạt 1,73%. Ngược lại, khu vực 3 (ngành dịch vụ) có tỷ lệ lao động khuyết tật thấp nhật, chỉ đạt 1,64%.

Theo Matsui (1998), việc làm của người khuyết tật ở Nhật tăng nhẹ trong những năm 1980. Tỷ lệ việc làm của người khuyết tật cơ thể tăng từ 32,3% năm 1980 lên 32,8% trong năm 1991. Điều này có nghĩa là tỷ lệ việc làm cho người khuyết tật xấp xỉ một nửa tỷ lệ việc làm của người không khuyết tật, đạt 62% trong năm 1991.

Sau khi giới thiệu hệ thống hạn ngạch ở Nhật Bản, việc làm của người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật trí tuệ đã tăng dần. Ví dụ, tổng số việc làm của người khuyết tật cơ thể đạt 226.000 trong năm 1999 đã giảm xuống 226.000 (năm 1999) và còn 214.000 (năm 2002). Điều này có nghĩa là, việc làm cho người khuyết tật trí tuệ đã tăng lên.

Thời gian sau, từ năm 2004-2005, số việc làm cho lao động khuyết tật cơ thể đã tăng từ 222.000 lên 229.000. Đến năm 2007-2008 và 2009-2010, tổng số việc làm trên lại tăng tương ứng từ 251.000 lên 266.000 và 268.000 lên 272.000.

 

HỆ THỐNG HẠN NGẠCH VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở NHẬT BẢN (phần 2)

Đường xanh: Việc làm của người khuyết tật cơ thể

Đường đỏ: Việc làm của người khuyết tật trí tuệ

Nguồn: MHLW (2011)

Theo hình 1, ta thấy rõ, tổng số việc làm của người khuyết tật trí tuệ thấp hơn nhiều so với người khuyết tật cơ thể. Tuy nhiên, việc làm của người khuyết tật trí tuệ đã tăng dần trong giai đoạn 1999-2010. Số việc làm của người khuyết tật trí tuệ đã tăng từ 28.000 (năm 1999) lên 30.000 (năm 2000), và tiếp tục tăng lên 36.000 (năm 2004), 40.000 (năm 2005). Thời gian sau, tổng số trên đạt 48.000 (năm 2007), đạt 54.000 (năm 2008) và đạt 60.000 (năm 2010). Như vậy, có thể thấy rằng, kể từ năm 1987 đến nay, hệ thống hạn ngạch lao động khuyết tật đã thực sự góp phần thúc đẩy việc làm cho người khuyết tật cơ thể và trí tuệ ở Nhật Bản.

 Tống Thùy Linh, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Nguồn: http://cjs.inas.gov.vn Trang nghiên cứu Nhật Bản