Quốc hội thông qua Luật Trồng trọt

Lượt xem:


Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 19/11/2018. Luật này quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý Nhà nước về trồng trọt.

Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bao gồm: Nghiên cứu cơ chế, chính sách trong trồng trọt; chọn, tạo giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác sinh vật có ích; phát triển phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, kỹ thuật canh tác và bảo vệ môi trường trong trồng trọt; nghiên cứu khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng, công nghệ sau thu hoạch. Thu thập, lữu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng quý, hiếm, giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng. Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong canh tác, bảo quản và chế biến; canh tác hữu cơ, canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Luật, phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trừ phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại. Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có thời hạn là 05 năm và được gia hạn.

Điều kiện cấp Quyết định công nhận phân bón bao gồm: Đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón; có kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia, trừ loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật này. Luật này có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020.

Chi tiết văn bản xem tại file đính kèm: 

 

 

Tải file đính kém: Bấm vào đây để tải file