"Chi hội Doanh nghiệp phát huy vai trò liên kết, hợp tác; cầu nối và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp hội viên".

Lượt xem:


Triển khai thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; thực hiện chủ trương của tỉnh về nâng cao vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sau hơn 2 năm kiện toàn, thành lập chi hội doanh nghiệp các huyện, thành phố, Ban chấp hành chi hội doanh nghiệp các huyện, thành phố đã phát huy vai trò liên kết, hợp tác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao trách nhiệm xã hội và thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, chế độ chính sách với người lao động từ đó đã nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy vai trò của Chi hội.

Chi hội Doanh nghiệp huyện Sông Mã được thành lập tháng 11/2017 với 38 hội viên. Các doanh nghiệp hội viên trong chi hội hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng; thương mại dịch vụ; ngân hàng. Để chi hội hoạt động hiệu quả, Ban Chấp hành Chi hội đã phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên trong Ban chấp hành và thành lập Ban phát triển hội viên, Ban tài chính, Ban thi đua khen thưởng, tổ tư vấn giá vật liệu xây dựng. Mặc dù hoạt động kiêm nhiệm nhưng các thành viên trong Ban chấp hành luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, HTX hội viên trong quá trình sản xuất kinh doanh, hàng tháng Chi hội yêu cầu các Doanh nghiệp hội viên gửi kiến nghị, đề xuất về Chi hội, trên cơ sở đó Chi hội tổng hợp các kiến nghị, đề xuất đến UBND huyện cùng các cơ quan chuyên môn của huyện và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh để tháo gỡ cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

  PV Ông Phạm Công Hoan –Chi hội trưởng Chi hội doanh nghiệp huyện Sông Mã, Sơn La.   

    Để làm tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến việc điều chỉnh các cơ chế chính sách, hằng quý chi hội đã làm việc với các phòng ban chuyên môn của huyện; kiến nghị ddeef xuất với HIệp hội DN tỉnh, thông qua kênh đấy để Hiệp hội nắm bắt được và phản ánh trực tiếp với  UBND tỉnh để điều chỉnh đơn giá nhân công, vật liệu xây dựng và một số cơ chế. Qua đó thể hiện được vai trò của ban chấp hành trong việc bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp hội viên.

 

Chi hội Doanh nghiệp huyện Sông Mã có 2/3 số doanh nghiệp hội viên là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, số còn lại là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, kinh doanh xăng dầu. Các doanh nghiệp hội viên thường xuyên được cung cấp thông tin về các lĩnh vực như: Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện; các cơ chế chính sách thu hút đầu tư hay những kiến thức về đổi mới tư duy trong việc cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp với định hướng phát triển và tiềm năng lợi thế của  của huyện. Bên cạnh đó, Chi hội đã phối hợp với phòng hạ tầng – kinh tế của huyện để xây dựng đơn giá vật liệu trên địa bàn để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho sát với thực tiễn sản xuất kinh doanh;        

 

PV Bà Đỗ Thị Luyến – Giám đốc Công ty Cổ phần thương mại Huyền Luyến, thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, Sơn La.

    Khi tham gia chi hội doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh các doanh nghiệp có cơ hội được liên kết,  gắn bó với nhau hơn, vì thế lượng khách hàng ngày một nhiều hơn; tầm của doanh nghiệp được nâng cao hơn;  khi tham gia chi hội doanh nghiệp thì những kiến nghị được gửi lên Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh sẽ được các sở ngành giải quyết những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp nhanh hơn như giá thành đá công ty sản xuất ra được điều chỉnh lên để đỡ thiệt thồi cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh;

Kể từ khi thành lập đến nay, với sự nhiệt tình hoạt động của các thành viên trong Ban Chấp hành Chi hội, đã tổ chức được nhiều chương trình hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả hơn, trong đó chi hội xác định lấy doanh nghiệp hội viên làm trung tâm. Hoạt động của Chi hội ngày càng đa dạng, đổi mới cả về nội dung và hình thức nhằm thu hút ngày càng đông hội viên tham gia; mối liên kết giữa Chi hội Doanh nghiệp với doanh nghiệp hội viên ngày càng gắn kết chặt chẽ. Ngoài việc thường xuyên quan tâm đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hội viên, hằng năm Chi hội còn tổ chức vận động các doanh nghiệp hội viên tham gia  đóng góp, ủng hộ các hoạt động an sinh và xã hội từ thiện được huyện đánh giá cao.

          PV Bà Cầm Thị Ngọc Yến – Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Mã. Sơn La.

   Trong quá trình tổ chức hoạt động, ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị thường xuyên phối hợp để nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp; trong quá trình chi hội hoạt động trên địa bàn huyện đã thực hiện tốt trách nhiệm của doanh nghiệp liên quan đến  chính sách an sinh xã hội. Các hoạt động lớn của huyện như khi huyện tổ  chức phòng chống bão lũ, tổ chức ngày hội nhãn chi hội doanh nghiệp cũng vận động các doanh nghiệp đóng góp.  Việc tổ chức đối thoại theo chỉ đạo chung của tỉnh , huyện cũng tổ chức định kỳ thường xuyên để nắm bắt tâm tư nguyện vọng và những khó khăn vướng mắc đối với doanh nghiệp. Đồng thời giao các cơ quan chuyên môn làm việc trực tiếp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động tốt.

Do trên địa bàn huyện Thuận Châu ít doanh nghiệp, lại chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, nên việc tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, HTX tham gia vào Chi hội gặp nhiều khó khăn; nhưng với sự tạo điều kiện của lãnh đạo, các cơ quan chuyên môn của huyện và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, đến nay, Chi hội doanh nghiệp Thuận Châu đã thu hút được 44 hội viên tham gia, gồm 37 doanh nghiệp, 5 HTX và 2 hộ kinh doanh cá thể. Các doanh nghiệp, HTX chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp.  Để hoạt động chi hội đi vào nề nếp, chi hội đã xây dựng quy chế hoạt động và tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước; triển khai các chương trình, kế hoạch của UBND huyện về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến các hội viên; tổ chức tọa đàm, giao lưu giữa các doanh nghiệp hội viên nhằm đoàn kết, liên kết, hỗ trợ nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp huyện ngày càng phát triển.

PV Ông Cầm Văn Lung – Chi hội trưởng chi hội doanh nghiệp huyện Thuận Châu, Sơn La.

     Ở góc độ ban chấp hành chúng tôi là cầu nối hàng tháng hàng quý tập hợp ý kiến kiến khó khăn vướng mắc của các hội thành viên để tập hợp trình lên huyện và lên hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước từ huyện đến tỉnh để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Ban chấp hành cũng làm công tác hòa giải những vướng mắc trong vấn đề sản xuất kinh doanh giữa đơn vị nọ với đơn vị kia.

 Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chủ yếu trồng, chế biến chè xuất khẩu, Công ty TNHH trà Thu Đan, bản Thư Vũ, xã Phổng Lái là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tham gia Chi hội. Hiện nay, Công ty có 200 ha chè, tạo việc làm thường xuyên cho 100 công nhân, với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Với dây chuyền sản xuất hiện đại, quy mô sản xuất 20 tấn chè búp tươi/ngày đêm với chất lượng sản phẩm giảm phế phẩm, tạo ra sản phẩm chè chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Cùng với đó, tiêu thụ cho nông dân trong vùng khoảng 1.000 tấn chè búp tươi/năm, xuất sang thị trường Đài Loan 300 tấn chè búp khô/năm; Nhận rõ lợi ích, quyền và nghĩa vụ khi tham gia chi hội, nên công ty đã tự nguyện đăng ký tham gia Chi hội doanh nghiệp để có điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

PV Ông Phạm Văn Doanh – Giám đốc Công ty TNHH Chè Thu Đan, xã Phổng Lái, Thuận Châu, Sơn La.

       Tham gia chi hội doanh nghiệp huyện, doanh nghiệp chúng tôi có dịp giao lưu học hỏi và được đề xuất các ý kiến tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp và được tham gia các hoạt động do chi hội doanh nghiệp tổ chức như được đi tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn vơi du lịch của các nước như Trung Quốc Nhật Bản và Đài Loan; được tiếp cận quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn và học hỏi mô hình du lịch nông trại đó là điều rất quý đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của chúng tôi, thông qua đó chúng tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm.

          Chi hội Doanh nghiệp huyện Quỳnh Nhai thành lập tháng 10/2017. Sau hơn 2 năm hoạt động, Chi hội đã phát huy vai trò là cầu nối tập hợp liên kết các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn, tạo môi trường thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh. Đến nay, Chi hội đã có 41 thành viên, trong đó có 15 doanh nghiệp thành viên và 26 HTX tham gia hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực thủy sản, du lịch, nông nghiệp, xây dựng, thương mại. Các thành viên trong chi hội luôn nâng cao tinh thần tự chủ, đổi mới sáng tạo, tăng cường học hỏi, liên kết với nhau, để phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả.

PV Ông Phạm Văn Doanh – Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và phát triển du lịch Quỳnh Nhai.

   Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh có nhiều vướng mắc, chi hội doanh nghiệp huyện đã kiến nghị lên Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, như vấn đề đơn giá vật liệu xây dựng, đơn giá, kỹ thuật nuôi trồng, thị trường tiêu thụ sản phẩm . . được sự ủng hộ của chi hội và các đơn vị nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ sông Đà vì vậy lượng khách ngày càng nhiều, vì thế đã tạo được niềm tin của hội viên đối với hoạt động của Chi hội.

Phát huy thế mạnh hơn 10.500 ha mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La, các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai đã tập trung nuôi cá lồng theo hướng bền vững. Tổng diện tích mặt nước nuôi thủy sản trong năm 2019 toàn huyện ước đạt 275 ha, trong đó, mặt nước nuôi cá lồng  24ha; diện tích ao nuôi 250 ha; diện tích ươm giống 01 ha. Tổng lồng cá các loại đã đạt được trên 6.000 lồng. Sản lượng cá nuôi và khai thác đánh bắt trong năm 2019 ước đạt 1.500 tấn. Tổng doanh thu đạt gần 10 tỷ đồng.

PV Anh Phí Hải Vân – HTX Hồ Quỳnh, xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nai, Sơn La.

    Được sự quan tâm của Đảng nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ về vốn gia đình tôi dần mở ra quy mô rộng hơn chủ yếu nuôi cá lăng. Từ ngày được sự quan tâm của các cấp các ngành nói chung cuộc sống người nuôi trồng thủy sản của hợp tác xã chúng tôi cũng như Quỳnh Nhai nói chung có nhiều chuyển biến cuộc sống được đầy đủ hơn. Từ khi được anh Doanh ở khách sạn Trung Kiên động viên tham gia chi hội, từ đó đã có nhiều bước chuyển hướng rất hay cũng được giao tiếp rộng,  nhiều người biết đến thương hiệu cá nhà mình cũng vững chắc hơn.

          Với các chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn trong lĩnh vực du lịch; huyện Quỳnh Nhai cho phép triển khai xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng Quỳnh Nhai tại 4 xã Chiềng Ơn, Pá Ma Pha Khinh, Mường Chiên, Mường Giàng. Nắm bắt các chính sách thu hút đầu tư, nhiều doanh nghiệp, HTX trong và ngoài huyện đã liên kết phát triển du lịch lòng hồ với các loại hình du lịch như: Du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng. Nhiều sản phẩm du lịch trên vùng lòng hồ thủy điện được đưa vào khai thác, như: Bến du thuyền và Nhà hàng Tâm Anh, Vịnh Uy Phong, Đảo Trái tim, Khách sạn Trung Kiên tại huyện Quỳnh Nhai với nhiều dịch vụ đa dạng gồm: nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ cộng đồng, du thuyền ngắm cảnh, khu sân bóng chuyền hơi dưới nước, khu đua thuyền, khu nuôi cá lồng... đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm.

 

PV Ông Đặng Quang Giàu – Chủ tịch HĐQT Khu Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai, Sơn La.

   Hiện tại khu du lịch này có tất cả 4 đơn vị chúng tôi hợp tác với nhau có đơn vị làm nhà hàng có đơn vị vận chuyển hành khách trên sông và có những đơn vị chuyên về nghỉ dưỡng. Chúng tôi đã liên kết được với nhau khi khách có nhu cầu đến nghỉ dưỡng chúng tôi sẽ đưa khách vào nghỉ dưỡng khách có nhu cầu tham quan khu vực lòng hồ Chúng tôi sẽ có dịch vụ đưa khách đi du lịch lịch, bên chi hội chúng tôi đang gắn kết với nhau để cùng  hỗ trợ nhau phát triển.

     Có thể thấy, các chi hội doanh nghiệp đã đi vào hoạt động theo hướng tích cực, thực sự trở thành nơi gắn kết các doanh nghiệp, HTX, thu hút ngày càng nhiều hội viên, phát huy vai trò là cầu nối giữa các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương với doanh nghiệp, HTX; phản ánh kịp thời tình hình hoạt động, những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của các doanh nghiệp, HTX với các cơ quan quản lý Nhà nước đã giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thực hiện sản xuất kinh doanh đúng quy định của pháp luật.

 

           PV Ông Hoàng Chí Thức – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La.

    Kết quả hoạt động của các chi hội đã phát huy vai trò cầu nối, liên kết hợp tác cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, thể hiện thông qua việc tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã tự nguyện tham gia chi hội; thông qua đó các hoạt động liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã trong hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng lên, thể hiện như liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản hay sử dụng các sản phẩm của nhau, giúp nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh; vấn đề thứ hai đó là các chi hội đã phát huy vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp hội viên với các cơ quan chuyên môn của huyện trong việc phối hợp, đồng hành của các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp hội viên.

Để không ngừng nâng cao vai trò, vị trí của các chi hội trong cộng đồng doanh nghiệp, hội viên, thời gian tới, các chi hội sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả để chi hội, Hiệp hội doanh nghiệp thực sự là ngôi nhà chung cho cộng đồng doanh nghiệp, cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước; bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, gắn với trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất kinh doanh góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.