Chính phủ Ban hành nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Lượt xem:


Ngày 30/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Nghị định số 41/2021/NĐ-CP gồm 4 Điều, có hiệu lực từ ngày 15/5/2021.

 

Theo đó, Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung đối với các trưng hợp phải nộp tiền cấp quyn khai thác tài ngun nước:

Đối với khai thác nước mặt: Khai thác nước mặt để phát điện, Khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt.

Đối với khai thác nước dưới đất: Khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi, gia nhiệt; Khai thác nước dưới đất (trừ nước lợ, nước mặn) để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, điều, chè, hồ tiêu và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên”.

          Nghị định sửa đổi, bổ sung căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước gồm: Mục đích sử dụng nước; chất lượng nguồn nước được xác định theo phân vùng chất lượng nước hoặc phân vùng chức năng nguồn nước trong các quy hoạch tài nguyên nước hoặc các quy hoạch về tài nguyên nước theo pháp luật về quy hoạch hoặc quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Trường hợp chưa có quy hoạch hoặc trong quy hoạch chưa phân vùng thì căn cứ vào chất lượng thực tế của nguồn nước khai thác; loại nguồn nước khai thác; điều kiện khai thác; quy mô khai thác; thời gian khai thác được xác định trên cơ sở thời gian bắt đầu vận hành công trình, thời điểm giấy phép bắt đầu có hiệu lực và thời hạn quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

          Đồng thời, Nghị định sửa đổi, bổ sung Thời gian tính tiền được tính bằng ngày và được xác định như sau:

Trường hợp công trình đã vận hành trước ngày 01 tháng 9 năm 2017, tính từ ngày 01 tháng 9 năm 2017 đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.

Trường hợp công trình vận hành sau ngày 01 tháng 9 năm 2017, tính từ thời điểm công trình vận hành đến thời điểm giấy phép hết hiệu lực.

Thời điểm bắt đầu vận hành là thời điểm hoàn thành việc đầu tư xây dựng, đưa công trình khai thác nước vào vận hành chính thức.

Trường hợp công trình đã vận hành và đã được cấp giấy phép, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước mà chủ giấy phép nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn để tiếp tục khai thác nước, tính từ ngày giấy phép trước đó hết hiệu lực đến thời điểm giấy phép mới hết hiệu lực.

Trường hợp công trình khai thác tài nguyên nước đã được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh theo Bảo lãnh Chính phủ trước khi Nghị định này có hiệu lực, thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ và pháp luật về đầu tư.

Nghị định số 41/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho sản xuất thủy điện là 70% giá điện dùng để tính thuế tài nguyên nước dùng cho sản xuất thủy điện.

Giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với các trường hợp khác với quy định tại Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 41/2021/NĐ-CP là giá tính thuế tài nguyên nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương  nơi có công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước ban hành và phù hợp khung giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên do Bộ Tài chính quy định.

Nghị định sửa đổi điều chỉnh, truy thu, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được xem xét điều chỉnh khi có một trong các trường hợp: Có sự điều chỉnh nội dung của giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mà dẫn đến sự thay đổi về căn cứ tính tiền cấp quyền khai thác theo quy định của Nghị định này hoặc dẫn đến có sự thay đổi về nội dung phê duyệt tiền cấp quyền khai thác trước đó; Có sự điều chỉnh về điện lượng trung bình hàng năm so với hồ sơ thiết kế của công trình thủy điện và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; Công trình bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không thể tiếp tục khai thác được hoặc phải ngừng khai thác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mức điều chỉnh giảm được tính trên cơ sở số ngày công trình phải ngừng khai thác; Việc điều chỉnh chỉ thực hiện đối với thời hạn còn lại của giấy phép. Mức điều chỉnh tăng không quá 20% so với số tiền còn lại phải nộp đã được phê duyệt trước đó, trừ trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 6, Điều 1 Nghị định số 41/2021/NĐ-CP.

Phương thức thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được nộp hằng năm theo số tiền được ghi trong quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Căn cứ khả năng của mình, chủ giấy phép lựa chọn phương thức nộp tiền một lần trong năm, hai lần trong năm hoặc nộp một lần cho cả thời gian được phê duyệt. Việc nộp tiền một lần cho cả thời gian phê duyệt tiền cấp quyền do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tiền cấp quyền quyết định trên cơ sở đề xuất của chủ giấy phép và được quy định trong quyết định phê duyệt tiền cấp quyền.

Việc thu, nộp, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và quy định của Nghị định số 41/2021/NĐ-CP.

Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là một loại chi phí được xác định trong giá thành sản xuất của chủ giấy phép.

Nghị định 41/2021/NĐ-CP bãi bỏ Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước./.

Theo Cục Thuế tỉnh Sơn La