Cấp phép, quản lý khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

Lượt xem:


Cử tri đề nghị: Làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, cấp huyện trong việc tham mưu cho UBND tỉnh cấp phép, kiểm tra việc đóng cửa mỏ; việc huyện đề xuất nhưng không được giải quyết. Nghiên cứu ban hành văn bản quy định rõ trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong việc cấp phép, quản lý khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Cử tri đề nghị: Làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, cấp huyện trong việc tham mưu cho UBND tỉnh cấp phép, kiểm tra việc đóng cửa mỏ; việc huyện đề xuất nhưng không được giải quyết. Nghiên cứu ban hành văn bản quy định rõ trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong việc cấp phép, quản lý khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

 

UBND tỉnh trả lời: Về mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, cấp huyện trong việc tham mưu cho UBND tỉnh cấp phép, kiểm tra việc đóng cửa mỏ:

 

Theo quy định tại điểm khoản 8 Điều 6 Quyết định số 1590/QĐ-UBND ngày 14/6/2017 của UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sơn La: “8. Xử lý các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân.

 

8.1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối chủ trì trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về lĩnh vực khoáng sản theo quy định hiện hành của pháp luật;

 

8.2. Sở Xây dựng là cơ quan có trách nhiệm thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ và chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng và nguyên liệu xi măng nhóm B và C không phân biệt nguồn vốn (tổng mức đầu tư ≤ 1.500 tỷ đồng), trừ các dự án do các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước chuyên ngành về khai thác và chế biến khoáng sản thực hiện trên địa bàn; sự phù hợp về quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng ở khu vực được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; bãi thải các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng đã đóng cửa mỏ. Cử cán bộ có chuyên môn tham gia góp ý kiến, thẩm định: Đề án thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò; Đề án đóng cửa mỏ, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Dự án cải tạo phục hồi môi trường, tham gia thẩm định tại thực địa khu vực xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản khi cơ quan chủ trì đề nghị.

 

8.3. Sở Công Thương là cơ quan có trách nhiệm thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng) nhóm B và C không phân biệt nguồn vốn (Tổng mức đầu tư ≤ 1.500 tỷ đồng), trừ các dự án do các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước chuyên ngành về khai thác và chế biến khoáng sản thực hiện trên địa bàn; sự phù hợp về quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản ở khu vực đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; than bùn; khoáng sản ở bãi thải của các mỏ đã đóng cửa mỏ (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng). Cử cán bộ có chuyên môn tham gia góp ý, thẩm định: Đề án thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò; Đề án đóng cửa mỏ; Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Dự án cải tạo phục hồi môi trường; kiểm tra hiện trạng hoạt động khoáng sản khi cơ quan chủ trì đề nghị; tham gia thẩm định tại thực địa khu vực xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản khi cơ quan chủ trì đề nghị;

 

8.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp thông tin, chủ trì thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến chuyển đổi rừng, chuyển mục đích sử dụng đất nông, lâm nghiệp phục vụ mục đích hoạt động khoáng sản khi cơ quan chủ trì đề nghị; phối hợp tham mưu về định mức chi tái tạo lại rừng đối với các dự án khoáng sản; đánh giá tác động môi trường khi chuyển đổi rừng và đất nông nghiệp sang mục đích khác;

 

8.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực khoáng sản;

 

8.6. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công bố đơn giá liên quan đến hoạt động đấu giá khoáng sản;

 

8.7. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm cử cán bộ tham gia thẩm định cấp phép hoạt động khoáng sản khi cơ quan chủ trì đề nghị;

 

8.8. Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm: Tham gia khảo sát, lựa chọn địa điểm; góp ý kiến về dự án; xử lý các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân theo quy trình thủ tục hành chính được công bố, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, Dự án cải tạo phục hồi môi trường, giải phóng mặt bằng, thuê đất, giao đất, xác định mốc giới, xác định sử dụng cơ sở hạ tầng, quản lý hành chính đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn; đánh giá việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân khi được cơ quan chủ trì đề nghị;

 

8.9. Việc kiểm tra hiện trạng khu vực và các vấn đề khác có liên quan được thống nhất thực hiện cùng một lần kiểm tra của cơ quan chủ trì, các cơ quan liên quan phối hợp”.

Cử tri đề nghị: Làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, cấp huyện trong việc tham mưu cho UBND tỉnh cấp phép, kiểm tra việc đóng cửa mỏ; việc huyện đề xuất nhưng không được giải quyết. Nghiên cứu ban hành văn bản quy định rõ trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong việc cấp phép, quản lý khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

 

UBND tỉnh trả lời: Về quy chế phối hợp: Theo quy định tại điểm khoản 9 Điều 6 Quyết định số 1590/QĐ-UBND ngày 14/6/2017 của UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sơn La:

 

9. Quản lý hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân.

 

9.1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối trong việc phối hợp  quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản; chủ trì công tác thanh tra chuyên ngành về khoáng sản, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền;

 

9.2. Sở Xây dựng là cơ quan chủ trì quản lý đầu tư về khai thác, chế biến, hoạt động khoáng sản vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, tình hình sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với các cơ quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; chủ trì kiểm tra hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra hoạt động khoáng sản; chịu trách nhiệm việc hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, việc chấp hành thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng; chủ trì, phối hợp với các cơ quan thực hiện công tác thống kê, lập kế hoạch và báo cáo định kỳ về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến, xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh;

 

9.3. Sở Công Thương là cơ quan chủ trì quản lý đầu tư về khai thác, chế biến, hoạt động khoáng sản (Trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng); chịu trách nhiệm kiểm tra vật liệu nổ công nghiệp trong hoạt động khoáng sản; chủ trì, phối hợp với các cơ quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh (Trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng); chủ trì kiểm tra hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra hoạt động khoáng sản; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, việc chấp hành thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật trong khai thác khoáng sản (Trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng); thực hiện công tác thống kê, lập kế hoạch và báo cáo định kỳ về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến, xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn tỉnh (Trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng);

 

9.4. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chủ trì trong việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lao động của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản; chế độ, chính sách đối với người lao động; công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản;

 

9.5. Công an tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy, việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; xử lý vi phạm vận chuyển tài nguyên khoáng sản của tổ chức, cá nhân; kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khi có dấu hiệu vi phạm; lập biên bản vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân vi phạm và xử lý theo thẩm quyền;

 

9.6. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục thuế tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định giá tính thuế và phân cấp quản lý thuế tài nguyên khoáng sản;

 

9.7. Cục Thuế tỉnh chịu trách nhiệm quản lý và thu các loại thuế phát sinh liên quan đến chuyển nhượng giấy phép hoạt động khoáng sản, chuyển nhượng thông tin thăm dò khoáng sản; cung cấp thông tin về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước, có đề xuất xử lý đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản khi cơ quan phối hợp yêu cầu; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh tỷ lệ quy đổi đối với từng nhóm loại khoáng sản từ khối lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai để làm cơ sở tính phí bảo vệ môi trường đối với từng nhóm loại khoáng sản;

 

9.8. Cơ quan Hải quan đóng trên địa bàn tỉnh Sơn La chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin về giá trị, khối lượng, tổ chức, cá nhân xuất khẩu khoáng sản theo từng nhóm, loại khi cơ quan có trách nhiệm yêu cầu; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết những phát sinh vướng mắc trong việc xuất khẩu khoáng sản; chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương, nhất là những địa phương có nhiều loại khoáng sản để quản lý khoáng sản theo quy định.

 

9.9. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

 

- Giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;

 

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;

 

- Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn;

 

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;

 

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.

 

Việc UBND huyện Thuận Châu đề xuất nhưng không được giải quyết

 

- Ngày 10/01/2018, UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Công an tỉnh (PC 49) và UBND huyện Thuận Châu tổ chức kiểm tra mỏ đá bản Pá Sáng theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 4183/UBND-KT ngày 19/12/2016. Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 811/UBND-KT ngày 22/3/2017 về việc tăng cường công tác quản lý khai thác đá, cát sạn trên địa bàn các huyện Vân Hồ, Yên Châu, Thuận Châu.

 

- Theo Báo cáo số 383/BC-UBND ngày 07/6/2017 của UBND huyện Thuận Châu (theo sự chỉ đạo tại Công văn số 811/UBND-KT ngày 22/3/2017 của UBND tỉnh): Tại thời điểm kiểm tra ngày 11/5/2017 đã phát hiện Doanh nghiệp tư nhân Huyền An hoạt động khai thác đá tại khu vực bản Pá Sáng, xã Mường Bám, huyện Thuận Châu. Nhưng UBND huyện Thuận Châu không xử lý theo quy định, chưa làm tròn trách nhiệm của mình theo quy định tại mục 1 phần V Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Sơn La ban hành kèm theo Quyết định số 2549/QĐ-UBND ngày 02/10/2017 của UBND tỉnh Sơn La.

 

- Ngày 23/10/2017, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3459/UBND-KT về việc lập hồ sơ đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường tại mỏ đá bản Pá Sáng, xã Mường Bám, huyện Thuận Châu.

 

- Ngày 15/11/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chủ trì phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận Châu, UBND xã Mường Bám tiến hành kiểm tra tại mỏ đá bản Pá Sáng. Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3923/UBND-KT ngày 27/11/2017 về việc chỉ đạo thực hiện đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, đất đai đối với Công ty cổ phần thủy điện Anpha tại bản Pá Sáng, xã Mường Bám, huyện Thuận Châu.

 

Trong năm 2017, UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và UBND huyện Thuận Châu tổ chức 02 cuộc kiểm tra tại mỏ đá bản Pá Sáng, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 03 văn bản chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động và đóng cửa mỏ tại mỏ đá bản Pá Sáng; 01 Quyết định số 3035/QĐ-XPHC ngày 22/11/2017 của UBND tỉnh về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty cổ phần đầu tư thủy điện Anpha (số tiền xử phạt là 120.000.000 đồng).

 

Như vậy, việc UBND huyện Thuận Châu đề xuất đã được giải quyết theo quy định.

Theo Báo Sơn La