Hỏi đáp về thủ tục kê khai thuế

Lượt xem:


sba.vn phổ biến một số nội dung xung quanh việc kê khai thuế đối với hóa đơn điều chỉnh và các chi phí liên quan đến chính sách thuế

Câu 1

Hỏi: DNTN thương mại Nhất Giang hỏi:  Việc kê khai thuế đối với hóa đơn điều chỉnh giảm do bên bán ghi sai giá được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

     Căn cứ khoản 3 điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014: Đối với hóa đơn điều chỉnh giảm doanh số, giảm số thuế giá trị gia tăng của bên bán lập do ghi sai giá bán hàng hóa của hóa đơn đã xuất ra ( bên bán đã kê khai thuế GTGT bán ra, bên mua đã đã kê khai thuế GTGT mua vào) thì 2 bên thực hiện như sau:

     -Bên mua kê khai doanh số mua, thuế GTGT đầu vào là số âm vào bảng kê 01-2/GTGT đêt điều chỉnh giảm doanh số mua vào, thuế GTGT đầu vào

     -Bên bán kê khai doanh số bán, thuế GTGT đầu ra là số âm vào bảng kê 01-1/GTGT để  điều chỉnh giảm doanh số bán ra, thuế GTGT đầu ra.

Câu 2:

Hỏi:Công ty CP tư vấn xây dựng T668: Đề nghị  cơ quan thuế giải đáp về thủ tục không tính chậm nộp tiền thuế đối với trường hợp doanh nghiệp xây dựng hoàn thành mà chưa được nhà nước thanh toán vì còn nợ thuế?

Trả lời:

     Căn cứ khoản 10, điều 2 thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 bổ sung điều 34a quy định về không tính tiền chậm nộp, trình tự, thủ tục không tính tiền chậm nộp, công ty thực hiện như sau: Công ty chưa được nhà nước thanh toán vốn xây dựng công trình dẫn đến nợ thuế thì công ty lặp văn bản đề nghị không tính chậm nộp tiền thuế ttheo mẫu số 01/TCN ban hành kèm theo thông tư 26 gửi cơ quan thuế quản lý.

Câu 3

    Hỏi:  Doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp dệt may có đặc thù là sử dụng nhiều lao động nữ hàng tháng có chi thêm một số khoản cho lao động nữ. Xin hỏi những khoản chi thêm này có được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp?

Trả lời:

Theo quy định của Thông tư 96 thì các khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí được trừ gồm: Chi cho công tác đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp phải chuyển đổi sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp; Chi phí tiền lương và phụ cấp cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý; Chi phí tổ chức khám sức khoẻ thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên; Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai; Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan không nghỉ sau khi sinh con, nghỉ cho con bú mà ở lại làm việc cho doanh nghiệp.

       Như vậy nếu doanh nghiệp của bạn chi thêm cho các lao động nữ gồm các khoản như nêu trên, đúng đối tượng, đúng mục đích, không vượt mức quy định thì sẽ được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Câu 4

Hỏi: Công ty TNHH thương mại dịch vụ Nam Việt: Quy định về khuyến mại cho khách hàng?

 

Trả lời:

      Theo quy định tại khoản 1 điều 15 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04/04/2006 của Chính phủ quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại  quy định thông báo về việc tổ chức thực hiện khuyến mại. Cục Thuế Sơn La trả lời như sau:

      Công ty gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến sở công thương nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất là 7 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.

       Hồ sơ thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ là hồ sơ thực hiện theo đúng quy định nêu trên.

 

Câu 5

Hỏi: DNTN Nam Sơn: Thủ tục kê khai thuế đối với hóa đơn chiết khấu được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

     Theo quy định tại khoản 22 điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC  ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn về thuế GTGT; điểm 2.5 phụ lục số 04 ban hành kèm theo thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.  Doanh nghiệp thực hiện đối với háo đơn chiết khấu của bên bán xuất trả vào cuối tháng ( hóa đơn điều chỉnh) hai bên mua bán thực hiện như sau:

- Bên mua kê khai doanh số mua, thuế GTGT đầu vào là số âm vào bảng kê 01-2/GTGT để điều chính doanh số mua vào, thuế GTGT đầu vào.

-Bên bán kê khai doanh số bán, thuế GTGT đầu ra là số âm vào bảng kê 01-1/GTGT để điều chỉnh doanh số bán ra, thuế GTGT đầu ra.

Câu 6:

Hỏi: Công ty TNHH xây dựng và TM Việt Hải: Việc chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần có được chuyển số dư đầu kỳ sang không?

Trả lời:

    Theo quy định tại khoản 2, khoản 5 điều 33 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết một số điều của doanh nghiệp, quy định chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần thì việc chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần  phải lập báo cáo tài chính đến thời điểm chuyển đổi và được chuyển đổi toàn bộ các khoản nợ, hợp đồng lao động và các quyền, lợi ích hợp pháp và các nghĩa vụ khác sang công ty Cổ phần

Câu  7:

Hỏi: Công ty TNHH TM và dịch vụ Hùng Mạnh hỏi về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào tại chi nhánh của công ty ở hà nội ?

Trả lời:

     Căn cứ điểm c khoản 1 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị đính 83/2014/NN-CP ngày 22/7/2014 của chính phủ. Cục Thuế Sơn La trả lời như sau:

      Trường hợp công ty có trụ sở chính đóng tại Sơn La và có chi nhánh trực tiếp bán hàng hóa dịch vụ ở địa bàn Hà nội thì chi nhánh ở HN kê khai và nộp thuế GTGT tại cơ quan thuế ở HN để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của chi nhánh; việc công ty trực tiếp thanh toán tiền thay cho chi nhánh đối với hàng hóa dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên phải được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán dưới hình thức văn bản theo đúng quy định của pháp luật và phải đăng ký tài khoản thanh toán với cơ quan thuế trực tiếp quản lý chi nhánh ( trừ TK tiền vay). Đối với hóa đơn mua hàng hóa của chi nhánh thì ghi tên, mã số thuế của chi nhánh.

Câu  8: Kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào như thế nào đối với hóa đơn bị bỏ sót?

Trả lời: Căn cứ điểm a khoản 7 điều 14 thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ tài chính: Hóa đơn bị bỏ sót thì thời hạn để đơn vị kê khai, khấu trừ bổ sung đối với hóa đơn này tối đa là 6 tháng, kể từ khi phát sinh hóa đơn bỏ sót

Câu 9: Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng thì giá tính thuế GTGT được xác định như thế nào?

      Trả lời: Theo quy định tại khoản 2 điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính quy định về giá tính thuế GTGT: Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng căn cứ vào doanh số bán hàng đạt mức nhất định theo hợp đồng kinh tế đã ký giữa 2 bên thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.

     Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ của kỳ mua hàng cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

       Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình ( kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, đầu ra, đầu vào.

      Hàng hóa dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Sơn La