Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Sơn La tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, bước đầu đạt kết quả khá.
Năm 2022, UBND tỉnh Sơn La đã phê duyệt triển khai thực hiện Dự án đăng ký bảo hộ, xây dựng và triển khai hệ thống quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Sơn La” cho sản phẩm mắc ca của tỉnh, nhằm xây dựng, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm hạt mắc ca theo hướng liên kết giữa nông dân, hợp tác xã với doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Thời gian qua, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã tập trung triển khai, thực hiện hiệu quả công tác giải phóng, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư, góp phần bảo đảm tiến độ nhiều dự án trọng điểm.
(Theo baosonla.org.vn) Theo kế hoạch đến hết năm 2025, toàn tỉnh có khoảng 4.000 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2021-2025 thành lập mới thêm khoảng 1.600 doanh nghiệp, số doanh nghiệp tư nhân thành lập mới bình quân mỗi năm khoảng 320 doanh nghiệp, tổng số lao động trong doanh nghiệp khoảng 100.000 người, tổng thu nhập bình quân người lao động 7,5 triệu đồng/tháng. Tổng đóng góp cho ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 khoảng 4.915 tỷ đồng.
(Baosonla.org.vn) Nhiều công trình, dự án đầu tư hạ tầng cơ sở, xây dựng đô thị trên khắp các huyện, thành phố đang triển khai, trong khi đó vật liệu xây dựng thông thường là cát, đá trên địa bàn tỉnh lại đang ở trong tình trạng khan hiếm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Bên cạnh đó, việc tăng chi phí khiến doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng gặp nhiều khó khăn khi thi công các công trình đầu tư có đơn giá cố định.
Thời điểm này khi người dân đang bước vào vụ thu hoạch các loại nông sản, việc người dân chủ động ứng dụng công nghệ số trong kết nối thương mại điện tử không chỉ đáp ứng xu thế phát triển của xã hội, mà còn mở ra hướng đi mới, giúp tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Từng bước rút ngắn khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng, tạo cơ hội để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản của Sơn La đến với thị trường trong và ngoài nước.
Ngày 7/5, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có cuộc làm việc với Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao về phối hợp tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm chế biến rau, quả Doveco Sơn La.
Ngày 24/4, Công an tỉnh đã tổ chức Hội nghị đối thoại về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy và và cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và hơn 140 cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Còn hơn một tháng nữa, nông dân Sơn La sẽ bước vào chính vụ thu hoạch các loại trái cây chủ lực, như xoài, nhãn, mận hậu... Hiện nay, các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành phố tập trung kết nối, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá bằng nhiều hình thức để tiêu thụ nông sản cho người sản xuất.
Ngày 12/4, tại huyện Mai Sơn, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh về chế biến, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp đã chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản năm 2023. Dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố; đại diện một số doanh nghiệp, HTX tham gia chế biến, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.
Ngày 23/2, đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị tổng kết một số cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; đánh giá việc phát triển và vai trò của cây cà phê trên địa bàn tỉnh. Dự Hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố và đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã sơ chế, chế biến cà phê.
Năm 2022, tỉnh Sơn La được giao tổng vốn đầu tư công hơn 5.452 tỷ đồng. Đến nay, đã phân bổ chi tiết 5.400 tỷ đồng, bằng 99% kế hoạch; tổng vốn đã giải ngân gần 2.600 tỷ đồng, đạt 47,5% kế hoạch vốn. Theo đánh giá, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh vẫn chưa đạt theo kỳ vọng, ảnh hưởng đến tiến độ thi công của một số dự án.